Kiến thức về Gừng đen
Gừng đen là một loại cây thân thảo lâu năm, có thể cao tới 20 cm. Thân
rễ nhỏ và có màu tím đậm. Lá dài 8 – 16 cm, rộng 9 – 13 cm, mỏng, đỉnh
nhọn, tròn ở gốc và có màu xanh trơn. Cuống lá ngắn và có rãnh. Hoa dạng
cụm, dài 5,1 – 5,4 cm. Mỗi cây ra khoảng 8 bông hoa và mỗi ngày chỉ ra một
bông hoa; thời gian ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9. Các lá bắc dài 2,5 cm, hình
mác, màu xanh lục. Đài hoa màu trắng, dài hơn lá bắc. Ống tràng hoa 3 cm;
các đoạn có màu xanh lục, dài 1 cm, phía trên tăng dần và khá lõm. Nhị hai
bên, thẳng, màu trắng. Môi dưới màu trắng với màu tím ở phần cuối, hình
trứng, dài 0,75 – 1,0 cm. Bao phấn không cuống, có mào. Vòi nhụy dài 4,2
cm. Bầu noãn tròn, tam bội, hình elip
- Công dụng
Từ xa xưa, Gừng đen đã được sử dụng cho mục đích y học ở Thái Lan.
Trong y học cổ truyền, nó thường được sử dụng để tăng cường sức khỏe, chữa
rối loạn tiêu hóa và chống viêm [47]. Gừng đen cũng được sử dụng như một
chất kích thích tình dục để kích thích hoạt động tình dục ở nam giới. Trong
dân gian, nó đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe và điều trị các bệnh
chuyển hóa. Gừng đen có thể được sử dụng bằng cách ăn trực tiếp cả thân rễ
tươi hoặc khô trước khi thực hiện các hoạt động thể chất để nâng cao năng lực
làm việc - Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn:
Hai flavonoid (gồm: 5,7,4'-trimethoxyflavone và 5,7,3',4'-
tetramethoxyflavone) phân lập từ thân rễ Gừng đen thể hiện hoạt tính kháng
khuẩn đối với Plasmodium falciparum; giá trị IC50 tương ứng là 3,70 µg/mL
18
và 4,06 µg/mL. Ngoài ra, 3,5,7,4’-tetramethoxyflavone và 5,7,4’-
trimrthoxyflavone có hoạt tính chống lại Candida albicans và chủng
Mycobacterium - - Tác dụng kháng virus:
5-hydroxy-7-methoxyflavone và 5,7-dimethoxyflavone phân lập từ
thân rễ Gừng đen thể hiện hoạt tính kháng virus đối với protease HIV-1 với
giá trị IC50 là 19 µM. Một hợp chất khác là 5-hydroxy-3,7-dimethoxyflavone
ức chế men HCV protease và HCMV với IC50 tương ứng là 190 µM và 250
µM - - Tác dụng kháng viêm:
Dịch chiết ethanol và dịch chiết cloroform thô của thân rễ Gừng đen tạo
ra một số hợp chất methoxyflavonoid (5,5-hydroxy-3,7,3',4'-
tetramethoxyflavone; 5,7-dimethoxyflavone; trimethylapigenin và
tetramethylluteolin) có hoạt tính chống viêm. Kết quả nghiên cứu cho thấy
dịch chiết ethanol và 5,5-hydroxy-3,7,3',4'-tetramethoxyflavone ức chế sự
biểu hiện mRNA của men tổng hợp nitric oxide cảm ứng (iNOS) theo cách
phụ thuộc vào liều lượng trong khi sự biểu hiện mRNA cyclooxygenase-2
(COX-2 ) bị ảnh hưởng một phần. Hoạt tính chống viêm của thân rễ Gừng
đen là do ức chế biểu hiện mRNA iNOS, biểu hiện mRNA COX-2 và ức chế
SYK có thể liên quan đến việc ức chế tín hiệu do LPS gây ra trong đại thực
bào - - Tác dụng bảo vệ gan:
Trong số các hợp chất phân lập từ thân rễ Gừng đen, 5,3'-dihydroxy3,7,4'-trimethoxyflavone thể hiện hoạt tính bảo vệ gan cao so với tác nhân
thương mại silybin với giá trị IC50 lần lượt là 18,4 µM và 38,8 µM khi thử
nghiệm trên tế bào có độc tính, gây ra bởi D-GaIN trong tế bào gan chuột
nuôi cấy sơ cấp
- Tác dụng chống oxi hóa:
Dịch chiết ethanol của Gừng đen được chứng minh hoạt tính chống oxy
hóa mạnh bằng phương pháp ABTS và bằng xét nghiệm chất phản ứng với axit thiobarbituric (TBARS) trong huyết tương gộp của bệnh nhân đái tháo
đường trong nghiên cứu in vitro [51,52]. Một nghiên cứu khác của Nguyễn
Phương Thảo và cộng sự đã cho thấy các polymethoxy-flavonoid có trong
dịch chiết methanol và chlorofom của thân rễ Gừng đen có tác dụng oxy hóa;
trong đó, 4’-hydroxy-5,7-dimethoxylflavon cho tác dụng chống oxy hóa mạnh
nhất - - Tác dụng chống loãng xương:
Hoạt tính chống loãng xương của các hợp chất phân lập từ phân đoạn
dịch chiết dichloromethan và methanol của thân rễ Gừng đen đã được đánh
giá dựa trên sự phân hủy xương quá mức bởi các tế bào hủy xương. Kết quả
thử nghiệm cho thấy các dẫn xuất flavonoid và tecpen ức chế sự hình thành tế
bào hủy xương theo cách phụ thuộc liều lượng với giá trị TRAP dao động từ
16,97 ± 1,02 đến 65,67 ± 2,76 (% đối chứng) ở nồng độ 10,0 µM - - Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam (adrogen):
Tác dụng adrogen của các loại dịch chiết ethanol và nước của Gừng
đen đã được khảo sát trên mô hình chuột nhắt đực bị giảm khả năng sinh dục.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cao cồn gừng đen liều 0,156 mL/kg và cao nước
gừng đen liều 0,3125 mL/kg thể hiện hoạt tính adrogen trên mô hình chuột
giảm khả năng sinh dục thông qua việc làm tăng hàm lượng testosteron trong
huyết tương; làm tăng trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt, trọng lượng cơ
nâng hậu môn - - Tác dụng trên tim mạch:
Các dịch chiết của thân rễ Gừng đen cho thấy tác dụng tích cực trên
con đường truyền tín hiệu oxit nitric (NO) dẫn đến giảm hiệu quả khử rung
tim. Người ta thấy rằng các dịch chiết làm tăng nồng độ guanosine
monophosphat (cGMP) theo chu kỳ, giảm chức năng tim và canxi nhất thời.
Điều này ảnh hưởng đến sinh lý bình thường của tim thông qua sự suy giảm
chức năng tim và giảm canxi nhất thời trong tế bào tâm thất ở các mô hình
trên chuột - - Cải thiện lưu lượng máu:
Các hợp chất methoxyflavon phân lập từ các dịch chiết của thân rễ
Gừng đen có tác dụng trong việc cải thiện tính lưu động của máu nhờ khả
năng giảm thời gian máu đi qua một khe micro bằng cách sử dụng mô hình
đông máu nội mạch lan tỏa. Điều này được cho là do sự hoạt hóa của quá
trình tiêu sợi huyết, được chứng minh bằng việc kéo dài thời gian ly giải
euglobulin và xét nghiệm tiêu sợi huyết trong ống nghiệm - - Hoạt tính kháng cholinesterase:
Các phân đoạn dịch chiết của thân rễ Gừng đen thể hiện hoạt tính ức
chế acetycholinesterase và butrylcholinesterase đáng kể. Hai methylflavon, cụ
thể là 5,7,4’-trimethoxyflavone và 5,7-dimethocyflavone được xác định là có
hoạt tính ức chế tiềm năng các enzym này cao nhất, với phần trăm ức chế
trong khoảng 43 – 85% - - Hoạt tính chống dị ứng:
Chiết xuất ethanol của Gừng đen thể hiện hoạt tính chống dị ứng mạnh
nhất, chống lại sự giải phóng hexosaminidase do kháng nguyên gây ra như
một dấu hiệu phân hủy tế bào RBL-2H3 trong một thử nghiệm được thực hiện
ở họ Zingiberacea với giá trị IC50 là 10,9 µg/mL [58]. Thông qua một nghiên
cứu khác, người ta phát hiện ra rằng một số methoxyflavone có hoạt tính
chống dị ứng; trong số đó mạnh nhất là 5-hydroxy-3,7,3',4'-
tetramethoxyflavone - - Hoạt tính chống khối u:
Thân rễ Gừng đen cho thấy tiềm năng điều trị đối với các tế bào HL-60,
bệnh bạch cầu tăng nhân U937, dòng tế bào KB, ung thư đường mật ở người
(HUCCA-1 và RMCCA-1) và dòng tế bào ung thư NCI-H187. Đặc điểm
chung của các tác động này là giảm khả năng phát triển và khả năng sống của
tế bào. Các nghiên cứu trên kính hiển vi cho thấy hình thái tế bào bị biến dạng
với nhân cô đặc và thể apoptotic. Người ta thấy rằng các methoxyflavone chịu
trách nhiệm cho những hoạt tính này và hợp chất có hoạt tính mạnh nhất là
5,7,4-trimethoxyflavon - Nguồn sưu tầm
- **Công dụng và tác dụng dược lý của gừng đen ( theo tài liệu Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trường ĐH Y Dược được TS. Lê Hồng Luyến và ThS. Nguyễn Xuân Tùng hướng dẫn)
Sản phẩm khác
Liên hệ

0938.471.746

voltenvietnam@gmail.com

NXLP 64 Vinhomes Grand Park, Đường Nguyễn Xiển, Phường Long Bình, TP. Thủ Đức, TP.HCM
quick links
Copyright © 2024 Volten International Vietnam. All Rights Reserved. Built with Eraweb.